Máy nén khí ngày càng sử dụng phổ biến trong trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, sử dụng máy nén khí đúng cách thì không phải ai cũng biết, để tăng tuổi thọ làm việc của thiết bị, ngoài việc bạn thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bạn cần lưu ý những điều sau sẽ giúp thiết bị hoạt động tốt hơn cũng như hạn chế những hỏng hóc, giãm tiếng ồn hoạt động của máy…
Trong bài viết viết này mời quý vị cùng thietbiruaxeoto-xemay.com tìm hiểu kỹ hơn về loại máy này!
I. VẤN ĐỀ TĂNG TUỔI THỌ ĐỘ BỀN CHO DÂY ĐAI.
1.Phân Loại Bộ Truyền Đai.
Đai truyền động hay còn được gọi là dây cu-roa, được phân loại theo tiết diện ngang của dây đai:
Ø Đai dẹt (hình a)
Ø Đai hình thang (hình b)
Ø Đai tròn (hình c)
Ø Đai hình lược (hình d)
Ngoài ra, còn sử dụng đai răng truyền tải trọng nhờ vào sự ăn khớp giữa các răng trên đai và bánh đai (hình e). Ở máy nén khí, hầu hết sử dụng đai thang.
2.Nguyên Lý Hoạt Động.
Bộ truyền đai làm việc theo nguyên lý ma sát. Bộ truyền đai bao gồm hai bánh đai: bánh dẫn và bánh bị dẫn được lắp trên 2 trục và dây đai bao quanh các bánh đai. Tải trọng được truyền đi nhờ vào lực ma sát giữa dây đai và các bánh đai. Muốn tạo ra lực ma sát này phải căn đai với lực căn ban đầu.
Nếu người sử dụng biết được các nguyên nhân gây hỏng đai có thể ngăn ngừa hỏng hóc sớm nhất, tăng hiệu suất làm việc của động cơ, giãm thời gian chết. Một số nguyên nhân làm cho dây đai nhanh hỏng:
Ø Lực căn đai ban đầu hoặc moment khởi động quá lớn.
Ø Dây đai bị bám dầu nhớt làm cho dây bị trượt.
Ø Dây đai bị bám bẩn bởi môi trường sản suất như: cát, hạt thủy tinh…
3.Vị Trí Đặt Máy Nén Khí.
Nơi đặt máy nén khí phải thông gió thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng, cách tường một mét.
Môi trường xung quanh không qua nóng (không quá 40oc, không nhiều bụi bẩn.
Nếu đặt máy trên gác, bạn phải có các biện pháp chèn bánh xe và có thanh chắn xung quanh để đảm bảo an toàn.
II. YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN.
Nên lắp máy nén khí vào một công tắc tơ độc lập để đảm bảo an toàn khi dòng điện quá cao hoặc quá thấp.
Dây cáp điện phải đủ tải phù hợp với công suất động cơ.
Kiểm tra sự rò rỉ điện như dây điện bị nứt vỏ.
III. CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY.
Mở van xả nước ở bình lộc nước (đối với máy có hệ thống lọc nước) cho nước đọng chảy ra ngoài và đóng lại sau khi xả hết nước hoặc ở bình chứa hơi (đối với máy không có hệ thống lọc nước). Lưu ý: khi mở van xả nước nên ngắt nguồn điện cấp cho máy.
Dừng máy lập tức khi nghe âm thanh bất thường.
IV. BẢO DƯỠNG MÁY.
Kiểm tra mức dầu bôi trơn ở mắt dầu, nếu mức dầu bôi trơn ở vạch dưới của mắt dầu thì phải cấp thêm đến vạch trên của mắt dầu. Việc này rất quan trọng vì nếu thiếu dầu bôi trơn sẽ dẫn đến hỏng máy.
Kiểm tra và làm sạch lọc gió mỗi tuần.
Cảm ơn quý khách hàng đã tham khảo bài viết!
Nếu quý vị muốn mở tiệm rửa xe ô tô hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975 080 534 hoặc 0936 944 248 để được tư vấn kỹ hơn về cầu nâng rửa xe tô 1 trụ và các máy móc thiết bị liên qua khác.