Ăn mòm kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa, trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.
X → Xn+ + ne
Ăn mòn kim loại gồm có hai dạng: ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học.
I. Ăn Mòn Điện Hóa.
Ăn mòn điện hóa là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của dung dịch chất điện li tạo ra dòng điện hay còn gọi là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn bởi tác dụng của dung dịch chứa chất điện li tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
Thí nghiệm ăn mòn điện hóa
Ăn mòn hóa học thường ra khi cặp kim loại (hoặc hợp kim) để ngoài không khí ẩm, hoặc nhúng trong dung dịch axit, dung dịch muối, trong nước không nguyên chất…
Vỏ tàu biển bị ăn mòn
Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa.
‒ Các chất điện cực phải khác nhau, ví dụ như cặp hai kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim
‒ Các điện cực phải tiếp xúc trược tiếp với nhau hoặc gián tiếp thông qua dây dẫn.
‒ Các điện cực này phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì sẽ không xảy ra sự ăn mòn điện hóa
II.Ăn Mòn Hóa Học.
Ăn mòn hóa học là một dạng ăn mòn kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các yếu tố trong môi trường xung quanh hay nói cách khác ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
Ăn mòn hóa học thường xảy ra với các chi tiết máy bằng kim loại hoặc các thiết bị khác bằng kim loại thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khí oxi, hơi nước. Nhiệt độ càng cao quá trình ăn mòn kim loại càng nhanh.
Nhận biết ăn mòn hóa học: khi bạn nhìn thấy chỉ có một loại kim loại bị rỉ sét mà không phải là một cặp kim loại (hai loại kim loại khác nhau như đồng và sắt) thì đó là ăn mòn hóa học.
Ăn mòn hóa học
Trong tự nhiên, ăn mòn kim loại xảy ra rất phức tạp, có thể xảy ra đồng thời quá trình ăn mòn hóa học và ăn mòn điện
III.Các Biện Pháp Chống Ăn Mòn Kim Loại.
Mỗi năm, lượng sắt thép bị rỉ sét chiếm đến gần ¼ lượng được sản xuất ra. Vì vậy, chống ăn mòn kim loại là công việc quan trọng cần phải làm và thường xuyên để kéo dài tuổi thọ của các thiết bị máy móc, các vật dụng làm bằng kim loại. dưới đây là hai phương pháp bảo vệ bề mặt kilm loại được sử dụng phổ biến.
1. 1.Phương pháp bảo vệ bề mặt.
‒ Dùng chất bền với môi trường để phủ mặt ngoài những vật bằng kim loại bôi dầu mỡ, sơn…
Phủ sơn bảo vệ bề mặt kim loại
‒ Thường xuyên lau chùi giữ cho bề mặt luôn khô thoán
‒ Phủ bên ngoài một lớp kim loại có khả năng chống ăn mòn tốt như kẽm, crom, niken băng phương pháp mạ.
1. 2.Phương pháp điện hóa.
Nối kim loại cần bảo vệ với kim loại hoạt động mạnh hơn để tạo thành pin điện hóa, kim loại hoạt động mạnh hơn bị ăn mòn kim loại kia được bảo vệ.
Ống thép dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt ở dưới đất cũng được bảo vệ bằng phương pháp này.
Ví dụ: để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối kẽm, kết quả là kẽm bị nước biển ăn mòn thay cho vỏ thép.
Các khối kẽm được găn trên thân tàu để bảo vệ vỏ tàu
Cảm ơn quý khách hàng đã tham khảo bài viết!
Nếu quý vị muốn mở tiệm rửa xe ô tô hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975 080 534 hoặc 0936 944 248 để được tư vấn kỹ hơn về cầu nâng rửa xe tô 1 trụ và các máy móc thiết bị liên qua khác.